Truy xuất và kiểm soát chặt các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Có tốc độ tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây nhưng thương mại điện tử (TMĐT) vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại buổi làm việc với Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số (Bộ Công Thương) về công tác chống gian lận thương mại trong thương mại điện tử (TMĐT) chiều 23/8.  

Vi phạm ở mức độ tinh vi

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, thương TMĐT có tốc độ tăng trưởng mạnh, nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc kiểm soát chất lượng hàng hóa. “Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, thậm chí có sự giả mạo các doanh nghiệp uy tín để lừa đảo người mua gây thiệt hại kinh tế và niềm tin của người tiêu dùng đối với hoạt động TMĐT và các doanh nghiệp chân chính, tình trạng này trở nên phổ biến. Nếu không cập nhật khung pháp lý, có chế tài mạnh và sự kết hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, các cơ quan quản lý nhà nước thì cuộc chiến cam go chống hàng giả trên TMĐT khó có hồi kết và hậu quả khôn lường”- Bộ trưởng cảnh báo.

truy xuat va kiem soat chat cac hoat dong kinh doanh thuong mai dien tu
                                               Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại cuộc họp chiều 23/8

Đi thẳng vào vấn đề, ông Đặng Hoàng Hải- Cục trưởng Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số báo cáo, trong những năm qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý nhiều trường hợp vi phạm liên quan về TMĐT và hàng giả hàng nhái. Cụ thể, tổng mức xử phạt vi phạm hành chính trong TMĐT năm 2015 là 3.5 tỷ đồng, năm 2016 là 4.5 tỷ đồng năm 2017 là gần 6 tỷ đồng và đến năm 2018 là 7 tỷ đồng.

Dẫn chứng cụ thể, ông Đặng Hoàng Hải cho biết, gần đây nhất Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số đã phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) kiểm tra cơ sở kinh doanh tại Lô 15, khu đô thị Mễ Trì Hạ, , Mễ Trì, Nam Từ Liêm - Hà Nội (website nhathuoc.com). Đoàn kiểm tra đã đề nghị xử phạt kinh doanh 116,5 triệu đồng. Đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng vi phạm với tổng giá trị hàng hóa hơn 183,2 triệu đồng.

Ngoài ra, ngày 19 và 20/8/2019, Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số đã làm việc với Samsung Việt Nam và các đơn vị liên quan để xác minh đối tương thiết lập website “samsungvietnam.online” bán sản phẩm điện thoại Samsung giả nhằm trục lợi. “Cục đã cung cấp thông tin cho Tổng Cục Quản lý thị trường chỉ đạo và xử lý Công ty TNHH RELEX Việt Nam đã thiết lập nhiều website để dùng kinh doanh điên thoại di động (giả mạo Samsung) và đồ nội thất ô tô…”- ông Đặng Hoàng Hải thông tin thêm.

truy xuat va kiem soat chat cac hoat dong kinh doanh thuong mai dien tu
            Ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số báo cáo tại buổi làm việc

Thống kê của Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số cho thấy, tính đến hết 2018, tổng số sản phẩm vi phạm đã gỡ bỏ trên các sàn là 35.943 và hơn 3126 tài khoản/gian hàng trên các sàn đã bị khóa.

Nói về nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, ông Đặng Hoàng Hải phân tích, hiện phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm kinh doanh TMĐT ngày càng tinh vi: Nhiều đối tượng không có kho hàng hay cửa hàng, chỉ tiếp nhận đặt online; phân tán hàng hóa nhiều nơi; chỉ giao hàng với số lượng dè dặt nhỏ lẻ, chỉ bán hàng qua cộng tác viên trung gian; nhiều khi trên website đăng nhiều sản phẩm nhưng thực tế chỉ nhận đơn hàng rồi đặt qua đơn vị khác để làm trung gian kiếm lời…

Tiếp đến, các website và các trang mạng xã hội dễ dàng được tạo ra và đóng lại trong thời gian nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó, việc đưa thông tin lên mạng thì là hình ảnh và thông tin của hàng hóa thật với mức giá rất rẻ để thu hút người tiêu dùng, nhất là trong lĩnh vực mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu,… nhưng hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng thường có vấn đề về nguồn gốc, chất lượng.

Chia sẻ thực trạng trên ông Trần Hữu Linh- Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì TMĐT chắc chắn là mối nguy lớn. Có một thực tế, các TMĐT phân phối đa số không rõ nguồn gỗ xuất xứ, hàng lậu hàng giả, thực hiện nghĩa vụ thuế không có. Ông Trần Hữu Linh chỉ ra, có 3 loại hình TMĐT tiềm ẩn nguy cơ gian lận thương mại cao: Bán hàng trên mạng xã hội, bán hàng trên các website TMĐT và sà TMĐT. Số gian hàng trên các website TMĐT là vô hạn, không có ai chịu trách nhiệm. “Thậm chí hiện nay hầu hết sản phẩm bán ra đều không có hoá đơn chứng từ. Nên việc xử lý càng khó khăn, không biết ai cung cấp hàng hoá cho các website này”- ông Trần Hữu Linh bày tỏ.

truy xuat va kiem soat chat cac hoat dong kinh doanh thuong mai dien tu
                Ông Trần Hữu Linh- Tổng Cục trưởng Tổng cục quản lý thị trường chia sẻ tại buổi làm việc

Chủ động khắc phục lỗ hổng chính sách

Để có thể bảo vệ người tiêu dùng nhiều ý kiến cho rằng cần tăng cường công tác phối hợp và thực thi giữa các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet. Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp sở hữu các website TMĐT trong việc bảo vệ người tiêu dùng; cam kết bán hàng hóa đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và không tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo đó, Bộ Công Thương thường xuyên rà soát định kỳ các website để đảm bảo sự tuân thủ của các website; kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm pháp luật trên các website và ứng dụng TMĐT. Cụ thể, chặn theo từ khóa, gỡ bỏ các sản phẩm cấm hoặc hạn chế kinh doanh, các sản phẩm chưa đủ điều kiện lưu hành...bên cạnh đó, rà soát người bán, hàng hóa trên website và thực hiện các biện pháp kỹ thuật như lọc theo từ khóa, kiểm duyệt bằng nhân sự…

truy xuat va kiem soat chat cac hoat dong kinh doanh thuong mai dien tu

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ, cần phải nghiêm túc triển khai phối hợp và thực thi giữa các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet. Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp sở hữu các website TMĐT trong việc bảo vệ người tiêu dùng; cam kết bán hàng hóa đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và không tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số chủ động phối hợp Cục Pháp chế rà soát lại hoạt động TMĐT theo các luật có liên quan, các nội dung và quy định của Luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng….rà soát đánh giá lại những khung khổ quy định của pháp luật điều chỉnh gắn với các hoạt động vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng lậu hàng kém phẩm chất. từ đó có báo cáo đề xuất”- Bộ trưởng giao nhiệm vụ.

Riêng đối với Tổng Cục Quản lý thị trường phải đánh giá từ thực tiễn tình trạng gian lận thương mại liên quan đến TMĐT, đề xuất kế hoạch chống gian lận thương mại và hàng giả trong TMĐT. Phối hợp các lực lượng của quản lý thị trường với Ban chỉ đạo 389, Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số tại các địa bàn trọng điểm và đầu tháng 9 để triển khai trong quý IV/2019.

truy xuat va kiem soat chat cac hoat dong kinh doanh thuong mai dien tu
                   Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kết luận về công tác chống gian lận trong thương mại điện tử

Ngoài ra, đối với hành lang pháp lý về TMĐT (Nghị định 52/2013/NĐ-CP) đã được xây dựng khá chi tiết, đáp ứng yêu cầu về quản lý TMĐT tại thời điểm ban hành, nhưng thị trường TMĐT thay đổi liên tục đặt ra nhiều vấn đề cần điều chỉnh. Cụ thể, công nghệ số, internet phát triển và thay đổi nhanh chóng dẫn đến nhiều mô hình TMĐT mới liên tục xuất hiện, không chỉ giới hạn ở hai mô hình phổ biến là website TMĐT và website cung cấp dịch vụ TMĐT như trước đây. Các giao dịch, dịch vụ cũng không còn ở phạm vi một quốc gia mà đã xuyên biên giới, đa dạng về chủ thể tham gia, phức tạp về cách thức hoạt động, nên rất khó kiểm soát. “Trước mắt nhiệm trọng tâm là Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số, Tổng Cục Quản lý thị trường, Vụ Pháp chế chủ động rà soát Nghị định 52 và báo cáo Chính phủ sớm đưa vào nhiệm vụ hoàn thiện trong năm 2020 để bổ sung và điều chỉnh các nội dung không còn phù hợp. Đặc biệt lưu ý đưa các cơ chế mới vào kiểm soát, truy xuất các hoạt động TMĐT, gắn trách nhiệm của chủ sàn TMĐT”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số tổ chức làm việc với Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an để đảm bảo mực tiêu quản lý các hoạt động TMĐT trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số chủ động nghiên cứu tăng cường vai trò quản lý trong việc đăng ký các website TMĐT và tăng chế tài tối đa để đảm bảo hiệu quả trong quản lý TMĐT

                                                                                                                                                               Theo báo Công Thương điện tử


Tin khác

Danh sách Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được cập nhật đến ngày 18/01/2021

Danh sách Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được cập nhật đến ngày 18/01/2021 19-01-2021 / * Xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương trân trọng giới thiệu Danh sách Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được cập nhật đến ngày 18/01/2021.

Thông báo về việc tổ chức đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng năm 2021 theo cam kết trong Hiệp định CPTPP

Thông báo về việc tổ chức đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng năm 2021 theo cam kết trong Hiệp định CPTPP 10-03-2021 / * Xuất nhập khẩu

Hội đồng đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng thông báo về việc tổ chức đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng năm 2021 theo cam kết trong Hiệp định CPTPP như sau:

Cơ hội kết nối giao thương với doanh nghiệp Thụy Điển

Cơ hội kết nối giao thương với doanh nghiệp Thụy Điển 11-05-2021 / * Xuất nhập khẩu

Một doanh nghiệp Thụy Điển cần mua mít non đóng hộp. Yêu cầu đã xuất khẩu đi EU.

Trung Quốc áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 lây lan qua hàng hóa nhập khẩu

Trung Quốc áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 lây lan qua hàng hóa nhập khẩu 21-01-2021 / * Xuất nhập khẩu

Vừa qua, cơ quan chức năng Trung Quốc đã thông báo tiến hành kiểm tra và khử trùng phòng dịch đối với hàng hóa được vận chuyển trong công-ten-nơ thông thường do lo ngại dịch Covid-19 dễ lây lan qua biên giới khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông và mùa xuân, cụ thể: