Thanh toán điện tử Giải pháp chống thất thu thuế thanh toán điện tử

Trong thương mại điện tử tại Việt Nam, hơn 80% giao dịch vẫn thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng. Do đó, quản lý thuế vẫn là bài toán khó cho cơ quan chức năng. Để giảm thất thu thuế, nhiều ý kiến cho rằng, cần đẩy nhanh thanh toán điện tử, qua đó giúp cơ quan thuế dễ dàng hơn trong quản lý, chống thất thu thuế.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), những năm qua, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến có tốc độ tăng trưởng ổn định, xu hướng tăng dần đều trên 20%/năm, từ 2,2 tỷ USD năm 2013 đến 6,2 tỷ USD năm 2017. TMĐT đã trở thành một hình thái kinh doanh phổ cập của DN và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Giới chuyên gia cho biết, TMĐT là mô hình kinh doanh theo kiểu hiện đại nên giao dịch không chỉ diễn ra trên các website, qua thiết bị điện tử truyền thống mà còn phát triển mạnh trên các ứng dụng như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, máy tính bảng. Đặc biệt, để thị trường này thật sự phát triển, các chủ sàn không ngừng đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng từ phong phú về sản phẩm đến việc đa dạng hình thức thanh toán. Phương thức thanh toán và giao hàng được các DN thực hiện tương đối linh hoạt, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của người mua từ chuyển khoản, thanh toán bằng thẻ cho đến thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng.

Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam có tới trên 80% các giao dịch TMĐT vẫn theo hình thức trả tiền mặt nên việc quản lý của cơ quan thuế rất khó. Không ít sàn TMĐT thừa nhận, thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng là phương thức thanh toán phổ biến được người tiêu dùng lựa chọn. Với doanh số TMĐT dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2020 là con số không hề nhỏ, nếu không thúc đẩy thanh toán điện tử, Nhà nước sẽ thất thoát ngân sách khá lớn do lọt tiền thuế.

Các chuyên gia cho rằng, Bộ Công Thương nên có cơ chế phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tìm giải pháp đẩy mạnh thanh toán điện tử để siết tình trạng thất thu thuế. Khi kết nối được với dữ liệu và thanh toán qua hệ thống điện tử cơ quan thuế hoàn toàn kiểm soát, thu thuế tốt hơn đến từng cơ sở nhỏ, từng món hàng... Bởi hầu hết DN tham gia bán hàng trên TMĐT là DN vừa, nhỏ, siêu nhỏ.

Ông Phạm Tấn Đạt - CEO Công ty Fado - nhận định, có thể phí giao dịch từ thanh toán đang ở mức cao nên hạn chế người lựa chọn hình thức này. Thiết nghĩ, Nhà nước nên tạo chính sách ưu đãi cho việc thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc giảm phí thanh toán.

Theo bà Lê Thị Hà - Trưởng phòng Chính sách, Cục TMĐT và Kinh tế số - giao dịch TMĐT được diễn ra trên môi trường mạng, khó kiểm chứng thông tin để nhận dạng người bán cũng như giám sát doanh thu dẫn đến khó khăn trong việc quản lý thuế. Bà Hà cho rằng, để đảm bảo sự bình đẳng giữa các mô hình kinh doanh truyền thống và TMĐT, cần phải có một cơ chế giám sát và quản lý thuế hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó chú trọng tính kết nối dữ liệu giữa các DN TMĐT và cơ quan thuế.

Dự báo, doanh số thương mại điện tử (TMĐT) B2C tiếp tục có mức tăng trưởng khoảng 20%/năm, đạt 10 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Trong đó, 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm.

 

 

                                                                                                                                                                 Theo báo Công Thương điện tử


Tin khác

Ngành Công thương Gia Lai chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Ngành Công thương Gia Lai chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 12-05-2021 / * Tin tổng hợp

Trải qua các thời kỳ, ngành Công thương Gia Lai đạt được những thành tựu to lớn, có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển, chuyển đổi cơ chế quản lý, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025

“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 30-05-2021 / * Tin tổng hợp

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động), Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 phê duyệt Đề án“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2014-2020 (Đề án 634). Đây là một trong những giải pháp quan trọng phát triển thị trường trong nước giai đoạn 2014-2020. Sau 6 năm triển khai, Đề án 634 đã cơ bản hoàn thành được mục tiêu tổng quát “Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi Tự hào hàng Việt Nam”.

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến kiến tạo cơ hội kinh doanh sản phẩm thời trang ngoài trời Việt Nam – Hoa Kỳ 2021

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến kiến tạo cơ hội kinh doanh sản phẩm thời trang ngoài trời Việt Nam – Hoa Kỳ 2021 30-05-2021 / * Tin tổng hợp

Thực hiện Chương trình Cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2021, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thời trang ngoài trời sang thị trường Hoa Kỳ, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) phối hợp với Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Trung tâm Thương mại Thế giới Denver (WTCD), Hội đồng Việt Mỹ (USVNC), Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME), Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ, chi tiết như sau:

Bước ngoặt chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số

Bước ngoặt chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số 26-06-2021 / * Tin tổng hợp

Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Đây là một bước ngoặt quan trọng của công cuộc chuyển đổi số nói chung và phát triển Chính phủ số nói riêng của Việt Nam.

Khuyến cáo khi mua các mặt hàng bánh trung thu rao bán trên mạng

Khuyến cáo khi mua các mặt hàng bánh trung thu rao bán trên mạng 08-09-2021 / * Tin tổng hợp

Trong bối cảnh Tết Trung thu đang đến rất gần và dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng lợi dụng lợi dụng tình hình dịch bệnh để kinh doanh sản phẩm bánh trung thu có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và các mạng xã hội