Khuyến cáo khi mua các mặt hàng bánh trung thu rao bán trên mạng

Trong bối cảnh Tết Trung thu đang đến rất gần và dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng lợi dụng lợi dụng tình hình dịch bệnh để kinh doanh sản phẩm bánh trung thu có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và các mạng xã hội

Tận dụng lợi thế của thương mại điện tử, nhiều cá nhân, hộ kinh doanh thường xuyên rao bán, chạy quảng cáo thường xuyên trên mạng xã hội, các nhóm cộng đồng mua bán online, cộng đồng các khu dân cư, v.v... Mặt hàng bánh trung thu được rao bán với nhiều mức giá khác nhau, đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Tuy nhiên, việc mua - bán thực phẩm trực tuyến trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và các mạng xã hội tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều đối tượng lợi dụng TMĐT để kinh doanh các loại bánh trung thu có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng; sản phẩm chứa các chất phụ gia không cho phép sử dụng hoặc vượt quá giới hạn cho phép; thực phẩm chứa các chất độc hại, ô nhiễm; thực phẩm bị hư hỏng biến chất do điều kiện bảo quản không bảo đảm, v.v... Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát.

 

Do đó, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số khuyến cáo:

  • Khi lựa chọn và sử dụng bánh trung thu để đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần chọn các sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng: có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản,...Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng. Sản phẩm cần đảm bảo không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ. Tuyệt đối không lựa chọn mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu.
  • Người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website (Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế …); Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, Thông tin về điều kiên giao dịch chung, các chính như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vẫn chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.
  • Nếu mua hàng qua các mạng xã hội, cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan quản lý kiểm tra về an toàn thực phẩm, tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.

 

                                                                                                                                                                                 Theo online.gov.vn


Tin khác

Ngành Công thương Gia Lai chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Ngành Công thương Gia Lai chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 12-05-2021 / * Tin tổng hợp

Trải qua các thời kỳ, ngành Công thương Gia Lai đạt được những thành tựu to lớn, có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển, chuyển đổi cơ chế quản lý, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025

“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 30-05-2021 / * Tin tổng hợp

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động), Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 phê duyệt Đề án“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2014-2020 (Đề án 634). Đây là một trong những giải pháp quan trọng phát triển thị trường trong nước giai đoạn 2014-2020. Sau 6 năm triển khai, Đề án 634 đã cơ bản hoàn thành được mục tiêu tổng quát “Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi Tự hào hàng Việt Nam”.

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến kiến tạo cơ hội kinh doanh sản phẩm thời trang ngoài trời Việt Nam – Hoa Kỳ 2021

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến kiến tạo cơ hội kinh doanh sản phẩm thời trang ngoài trời Việt Nam – Hoa Kỳ 2021 30-05-2021 / * Tin tổng hợp

Thực hiện Chương trình Cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2021, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thời trang ngoài trời sang thị trường Hoa Kỳ, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) phối hợp với Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Trung tâm Thương mại Thế giới Denver (WTCD), Hội đồng Việt Mỹ (USVNC), Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME), Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ, chi tiết như sau:

Bước ngoặt chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số

Bước ngoặt chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số 26-06-2021 / * Tin tổng hợp

Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Đây là một bước ngoặt quan trọng của công cuộc chuyển đổi số nói chung và phát triển Chính phủ số nói riêng của Việt Nam.

Ngành Công Thương: 70 năm xây dựng và phát triển

Ngành Công Thương: 70 năm xây dựng và phát triển 12-05-2021 / * Tin tổng hợp

Trong suốt chặng đường hình thành, xây dựng và phát triển, ngành Công thương luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và góp phần quan trọng đối với sự phát triển, hội nhập quốc tế của đất nước.