Sáu yếu tố phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh mới

Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) chờ đến khi thấy đủ, rõ cơ hội và thách thức, hay đặt phát triển TMĐT sau hoàn thiện khung pháp lý và hạ tầng thanh toán?... Đây chính là một trong những câu hỏi được đặt ra tại Hội thảo “Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh mới: Yêu cầu và bước đi của Việt Nam”, diễn ra vào ngày 28/11.

Phát triển TMĐT là yêu cầu tự nhiên

TMĐT là vấn đề thời sự, được quan tâm và có tiềm năng lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thị trường TMĐT trong những năm gần đây có mức tăng trưởng nhanh và đã trở thành kênh mua sắm gần gũi với người dân.

Theo Báo cáo của Cục TMĐT và Kinh tế số, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến qua các năm có tốc độ tăng trưởng ổn định trên 20%/năm. Năm 2017, quy mô thị trường bán lẻ đạt 6,2 tỷ USD (trung bình 1 người dân mua trực tuyến 186 USD/năm), tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử chiếm khoảng 3,6% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng cả nước. Dự kiến, đến năm 2020 quy mô thị trường thương mại điện tử ước đạt 10 tỷ USD (mua sắm trực tuyến của người dân ước tính tương đương 350 USD trong năm).Bà Lê Thị Hà – Trưởng phòng Chính sách - Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - cho biết: công nghệ ngày càng phát triển, TMĐT không ngừng thay đổi về mô hình, phương thức hoạt động, về mức độ tham gia của các đối tượng liên quan: người sở hữu website, người bán, người mua, người cung cấp hạ tầng kỹ thuật, các đối tượng trung gian như thanh toán, vận chuyển… Bên cạnh đó, TMĐT trên nền tảng di động ngày càng chiếm ưu thế…

Do đó, yêu cầu phát triển TMĐT sẽ trở thành một yêu cầu tự nhiên ngay cả khi không có chính sách phát triển TMĐT. Làm sao để thúc đẩy quá trình tự nhiên đó là điều quan trọng. Nếu Việt Nam không tiến nhanh thì các nước khác tiến nhanh hơn.” – ông Nguyễn Đình Cung -Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – nhấn mạnh.

6 yếu tố phát triển TMĐT nhanh

Để phát triển TMĐT, theo ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Ban Chính sách kinh tế vĩ mô CIEM, cần 6 yếu tố: nhận thức, hạ tầng ICT an ninh, bảo mật, hạ tầng pháp lý, sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng, hệ thống thanh toán điện tử, và cuối cùng là nhân lực.

Lấy ví dụ về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển TMĐT, ông Dương cho biết, Hàn Quốc - thị trường TMĐT lớn thứ 7 trên thế giới– có sự phát triển mạnh mẽ về TMĐT chính là nhờ sự dẫn dắt của khu vực tư nhân năng động dựa trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; đảm bảo yếu tố bảo mật và an toàn trong giao dịch điện tử và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính phủ. Còn đối với Trung Quốc, sự thành công trong phát triển TMĐT chính là thay đổi hành vi người tiêu dùng, gia tăng nhanh thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử, đặc biệt là gia tăng xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt.

Đối với Việt Nam, về cơ bản đã có các quy định về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; quản lý tên miền; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Nhưng còn những khoảng trống đáng kể về cạnh tranh trong thị trườngTMĐT, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử (hợp đồng, hoá đơn điện tử).

Ông Dương cũng nêu ví dụ cụ thể về hậu quả dễ nhận thấy của khoảng trống này là cuộc tranh cãi chưa có hồi kết giữa các hãng taxi truyền thống với Uber, Grab. Hoặc một vấn đề khác vốn đã làm dậy sóng các thị trường TMĐT phát triển: tính toán chi phí kinh doanh khi có sự kết hợp giữa TMĐT với thương mại truyền thống… Chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa phát huy tác dụng như mong muốn, khi mà tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt không có sự khác biệt gì (11,87%) ở thời điểm năm 2010 và quý 2/2018.

Đáng lưu ý, chuyên gia này cũng nhận định, tính an toàn và độ bảo mật thông tin trong lĩnh vực này tuy đã được chú ý nhiều hơn, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

Một yếu tố khác liên quan đến việc phát triển TMĐT chính là nguồn nhân lực. Bà Phạm Chi Lan – chuyên gia kinh tế - cho rằng, cần có thay đổi mạnh về đào tạo nhân lực bởi hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này còn thiếu hụt cả về chất lượng và số lượng.

Cần có sự liên kết với nhau đặc biệt giữa các trường với doanh nghiệp để có thể đào tạo IT cho các học viên thuộc các chuyên ngành kinh tế khác” – bà Phạm Chi Lan đề xuất.

Do đó, để tạo điều kiện phát triển TMĐT, bà Lê Thị Hà đề xuất, cần sửa đổi Luật Thương mại năm 2005 theo hướng bổ sung một số quy định khung cơ bản về TMĐT; rà soát, nghiên cứu xây dựng nghị định mới thay thế Nghị định 52/2013/NĐ-CP, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn phù hợp với thực tiễn phát triển. Đặc biệt, cần hoàn thiện Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT.

                                                                                                                                                            Theo báo Công Thương điện tử


Tin khác

Ngành Công thương Gia Lai chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Ngành Công thương Gia Lai chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 12-05-2021 / * Tin tổng hợp

Trải qua các thời kỳ, ngành Công thương Gia Lai đạt được những thành tựu to lớn, có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển, chuyển đổi cơ chế quản lý, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025

“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 30-05-2021 / * Tin tổng hợp

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động), Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 phê duyệt Đề án“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2014-2020 (Đề án 634). Đây là một trong những giải pháp quan trọng phát triển thị trường trong nước giai đoạn 2014-2020. Sau 6 năm triển khai, Đề án 634 đã cơ bản hoàn thành được mục tiêu tổng quát “Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi Tự hào hàng Việt Nam”.

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến kiến tạo cơ hội kinh doanh sản phẩm thời trang ngoài trời Việt Nam – Hoa Kỳ 2021

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến kiến tạo cơ hội kinh doanh sản phẩm thời trang ngoài trời Việt Nam – Hoa Kỳ 2021 30-05-2021 / * Tin tổng hợp

Thực hiện Chương trình Cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2021, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thời trang ngoài trời sang thị trường Hoa Kỳ, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) phối hợp với Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Trung tâm Thương mại Thế giới Denver (WTCD), Hội đồng Việt Mỹ (USVNC), Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME), Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ, chi tiết như sau:

Bước ngoặt chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số

Bước ngoặt chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số 26-06-2021 / * Tin tổng hợp

Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Đây là một bước ngoặt quan trọng của công cuộc chuyển đổi số nói chung và phát triển Chính phủ số nói riêng của Việt Nam.

Khuyến cáo khi mua các mặt hàng bánh trung thu rao bán trên mạng

Khuyến cáo khi mua các mặt hàng bánh trung thu rao bán trên mạng 08-09-2021 / * Tin tổng hợp

Trong bối cảnh Tết Trung thu đang đến rất gần và dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng lợi dụng lợi dụng tình hình dịch bệnh để kinh doanh sản phẩm bánh trung thu có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và các mạng xã hội