Sàn thương mại điện tử cạnh tranh bằng các dịch vụ mới

Cuộc đua giữa các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam vẫn đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Để thu hút cả người bán lẫn người mua nhiều sàn TMĐT đang phát triển thêm những ứng dụng, dịch vụ mới nhằm giúp người bán dễ tiếp cận khách hàng còn người mua có thêm nhiều chọn lựa khi tìm kiếm sản phẩm.

Cuộc đua của những tên tuổi lớn

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam thẳng thắn nhìn nhận, tốc độ tăng trưởng của ngành TMĐT Việt Nam đang ở mức tương đối năm 2018 đạt trên 30%. Và theo tính toán, nếu tốc độ tăng trưởng của ngành TMĐT tại Việt Nam trong hai năm 2019 - 2020 tiếp tục ở mức trên 30% như vài năm qua thì khả năng đến năm 2020 sẽ đạt 13 tỉ USD. Qua đó thấy được tốc độ phát triển của thị trường TMĐT tại Việt Nam là rất lớn, đồng thời cũng sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp mới cùng tham gia thị trường đầy tiềm năng này.

Thực tế thời gian qua lĩnh vực TMĐT của Việt Nam không chỉ hút vốn đầu tư từ khối ngoại mà ngay trong nước đã có không ít doanh nghiệp tham gia vào sân chơi này. Mới đây nhất Viettel Post đã gia nhập thị trường TMĐT Việt Nam với trang Voso.vn.

Tuy thị trường có nhiều doanh nghiệp tham gia nhưng trong báo cáo mới nhất về thị trường TMĐT Việt Nam được công bố bởi Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT, sân chơi TMĐT hiện dẫn đầu bởi 4 tên tuổi lớn gồm Lazada, Shopee, Tiki, Sendo và đa số sử dụng mô hình kết hợp (B2C/C2C).

Ông Trần Tuấn Anh cho rằng, khi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp sẽ tạo động lực giúp họ không ngừng đổi mới, sáng tạo mang đến trải nghiệm mua sắm mới mẻ cho người tiêu dùng Việt; về phía người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua sắm.

Cạnh tranh bằng các mô hình, dịch vụ mới

Có thể thấy khi thị trường ngày một cạnh tranh, các sàn TMĐT đã không ngừng có sự đổi mới trong việc đưa ra chiến lược hoạt động cũng như liên kết với những hiệp hội, ngành hàng, địa phương để đa dạng hóa sản phẩm đưa lên sàn.

Đầu tháng 10/2019, Lazada đã công bố kế hoạch và chiến lược trọng tâm - đầu tư vào công nghệ, logistics cũng như gia tăng trải nghiệm và quyền lợi của cả người mua và nhà bán hàng. Cụ thể là ra mắt dịch vụ Điểm nhận hàng cùng dịch vụ giao hàng nhanh 2 giờ và đối với việc mở rộng hình thức thanh toán Lazada đang xây dựng mối quan hệ đối tác với nhiều nhà phát hành thẻ như Mastercard, JCB để thúc đẩy các giao dịch không dùng tiền mặt… Ngoài ra Lazada còn đẩy mạnh việc mua sắm kết hợp giải trí để thu hút người dùng.

Ông James Dong - Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam - chia sẻ, gần đây, Lazada đã thành công trong việc tổ chức chuỗi các sự kiện kết hợp hoạt động mua sắm và giải trí “Shoppertainment” tại Việt Nam, cũng như trong khu vực. Hoạt động này đã thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của đông đảo người dùng khi họ có thể thỏa sức mua sắm trực tuyến và trải nghiệm các hoạt động giải trí thú vị.

Tương tự, sàn TMĐT Shopee cũng kết hợp việc mua sắm trực tuyến cùng các trò chơi giải trí độc đáo, thú vị. Shopee còn tập trung đầu tư cho các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh thông qua các đại sứ thương hiệu nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng Việt yêu thích. Ngoài ra, Shopee còn cung cấp hệ thống thanh toán không tiền mặt (thẻ ATM (thẻ ghi nợ nội địa), thẻ tín dụng, và Ví AirPay) vừa nhanh chóng, tiện lợi vừa đảm bảo được tính an toàn, bảo mật tuyệt đối”, ông Tuấn Anh cho biết.

Cùng với các giải pháp trên từ năm 2018, các sàn TMĐT như Tiki, Sendo… đã đồng loạt mở kênh cách phát video trực tiếp trên fanpage (livestream) trên Facebook. Ứng dụng này đã thúc đẩy doanh số tăng đáng kể cho các sàn TMĐT khiến Tiki đã đặt lịch cố định livestream hàng tháng, coi đây là một trong những kênh chủ lực tương tác với khách hàng kể từ tháng 6/2019.

Bên cạnh đó, Lazada và Shopee còn hợp tác với Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) để phối hợp với một số địa phương nhằm đưa nông sản, đặc sản địa phương lên bán trên sàn TMĐT. Việc làm này được đánh giá cao bởi không chỉ tạo cầu nối cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng trên toàn quốc mà còn giúp các doanh nghiệp Việt có đầu ra rộng mở hơn.

Với những cải tiến, theo thống kê được thực hiện bởi iPrice Insights, Shopee đã đạt 38,5 triệu lượt truy cập mua sắm mỗi tháng, Tiki đạt 33,7 triệu lượt, Lazada đạt 28,3 triệu lượt còn Sendo đứng ở vị trí thứ 4 với 28 triệu lượt truy cập/tháng.

Với một quốc gia có đến 54% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới.

                                                                                                                                                                 Theo báo Công Thương điện tử


Tin khác

Ngành Công thương Gia Lai chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Ngành Công thương Gia Lai chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 12-05-2021 / * Tin tổng hợp

Trải qua các thời kỳ, ngành Công thương Gia Lai đạt được những thành tựu to lớn, có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển, chuyển đổi cơ chế quản lý, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025

“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 30-05-2021 / * Tin tổng hợp

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động), Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 phê duyệt Đề án“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2014-2020 (Đề án 634). Đây là một trong những giải pháp quan trọng phát triển thị trường trong nước giai đoạn 2014-2020. Sau 6 năm triển khai, Đề án 634 đã cơ bản hoàn thành được mục tiêu tổng quát “Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi Tự hào hàng Việt Nam”.

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến kiến tạo cơ hội kinh doanh sản phẩm thời trang ngoài trời Việt Nam – Hoa Kỳ 2021

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến kiến tạo cơ hội kinh doanh sản phẩm thời trang ngoài trời Việt Nam – Hoa Kỳ 2021 30-05-2021 / * Tin tổng hợp

Thực hiện Chương trình Cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2021, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thời trang ngoài trời sang thị trường Hoa Kỳ, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) phối hợp với Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Trung tâm Thương mại Thế giới Denver (WTCD), Hội đồng Việt Mỹ (USVNC), Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME), Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ, chi tiết như sau:

Bước ngoặt chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số

Bước ngoặt chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số 26-06-2021 / * Tin tổng hợp

Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Đây là một bước ngoặt quan trọng của công cuộc chuyển đổi số nói chung và phát triển Chính phủ số nói riêng của Việt Nam.

Khuyến cáo khi mua các mặt hàng bánh trung thu rao bán trên mạng

Khuyến cáo khi mua các mặt hàng bánh trung thu rao bán trên mạng 08-09-2021 / * Tin tổng hợp

Trong bối cảnh Tết Trung thu đang đến rất gần và dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng lợi dụng lợi dụng tình hình dịch bệnh để kinh doanh sản phẩm bánh trung thu có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và các mạng xã hội