Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành:Năm 2019 phải siết chặt kỷ cương hành chính

 Sáng 24-12, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai các nghị quyết kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XI về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. Các đồng chí: Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đức Hoàng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Theo Nghị quyết 145/NQ-HĐND ngày 6-12-2018 của HĐND tỉnh, năm 2019 sẽ có trên 1.842 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương được phân bổ cho đầu tư phát triển. Trong đó, vốn đầu tư cân đối theo tiêu chí là 866,3 tỷ đồng (vốn cân đối theo tiêu chí tỉnh đầu tư là 586,3 tỷ đồng, vốn phân cấp cho cấp huyện, thị xã, thành phố đầu tư 280 tỷ đồng); tiền sử dụng đất 755 tỷ đồng; vốn xổ số kiến thiết 125 tỷ đồng; vốn chưa phân bổ kế hoạch năm 2018 chuyển sang 2019 là 96,33 tỷ đồng.

Về dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh, theo Nghị quyết 148/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, năm 2019, dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn Trung ương giao là trên 4.503,6 tỷ đồng; địa phương xây dựng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 4.905 tỷ đồng trở lên. Tổng thu ngân sách địa phương là 12.288 tỷ đồng. Dự toán chi ngân sách địa phương năm 2019 là 12.283,5 tỷ đồng, trong đó, tổng chi cân đối ngân sách địa phương là trên 10.318 tỷ đồng; chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu trên 1.965 tỷ đồng.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành yêu cầu các sở, ngành và địa phương chú ý tới một số mục tiêu lớn để có những biện pháp triển khai, phấn đấu trong năm 2019 như: tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) đạt 8,1-8,2%; GRDP bình quân đầu người đạt 49,78-49,83 triệu đồng; toàn tỉnh có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới trở lên; kim ngạch xuất khẩu đạt 500 triệu USD; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 4.905 tỷ đồng trở lên; tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 26.000 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,84%... Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Năm 2019 là năm kế cuối của kế hoạch 5 năm, tỉnh phải tiếp tục nỗ lực vượt lên. Cùng với việc phát huy những mặt tích cực (phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thích ứng với các cơ chế thị trường mới) thì cần dự lường những vấn đề như: hạn hán có thể gây ảnh hưởng tới mục tiêu trồng rừng; ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc... Do đó, các ngành, địa phương cần tập trung khắc phục những yếu kém của năm 2018, nhất là yếu kém trong điều hành, quản lý cán bộ, kiểm tra, giám sát. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ xây dựng tiêu chí đánh giá trách nhiệm người đứng đầu, lấy năm 2019 là năm siết chặt kỷ cương hành chính...

 

                                                                                                                                                                                          Theo báo Gia Lai


Tin khác

Ngành Công thương Gia Lai chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Ngành Công thương Gia Lai chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 12-05-2021 / * Tin tổng hợp

Trải qua các thời kỳ, ngành Công thương Gia Lai đạt được những thành tựu to lớn, có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển, chuyển đổi cơ chế quản lý, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025

“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 30-05-2021 / * Tin tổng hợp

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động), Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 phê duyệt Đề án“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2014-2020 (Đề án 634). Đây là một trong những giải pháp quan trọng phát triển thị trường trong nước giai đoạn 2014-2020. Sau 6 năm triển khai, Đề án 634 đã cơ bản hoàn thành được mục tiêu tổng quát “Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi Tự hào hàng Việt Nam”.

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến kiến tạo cơ hội kinh doanh sản phẩm thời trang ngoài trời Việt Nam – Hoa Kỳ 2021

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến kiến tạo cơ hội kinh doanh sản phẩm thời trang ngoài trời Việt Nam – Hoa Kỳ 2021 30-05-2021 / * Tin tổng hợp

Thực hiện Chương trình Cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2021, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thời trang ngoài trời sang thị trường Hoa Kỳ, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) phối hợp với Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Trung tâm Thương mại Thế giới Denver (WTCD), Hội đồng Việt Mỹ (USVNC), Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME), Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ, chi tiết như sau:

Bước ngoặt chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số

Bước ngoặt chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số 26-06-2021 / * Tin tổng hợp

Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Đây là một bước ngoặt quan trọng của công cuộc chuyển đổi số nói chung và phát triển Chính phủ số nói riêng của Việt Nam.

Khuyến cáo khi mua các mặt hàng bánh trung thu rao bán trên mạng

Khuyến cáo khi mua các mặt hàng bánh trung thu rao bán trên mạng 08-09-2021 / * Tin tổng hợp

Trong bối cảnh Tết Trung thu đang đến rất gần và dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng lợi dụng lợi dụng tình hình dịch bệnh để kinh doanh sản phẩm bánh trung thu có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và các mạng xã hội